Trong tâm thức người Việt Nam ta, thờ cúng tổ tiên là một truyền thống đẹp trong văn hóa ứng xử và càng đặc biệt trong mỗi dịp tết đến, xuân về. Phong tục ấy không chỉ thể hiện nền nếp văn hóa “uống nước nhớ nguồn” mà còn mang giá trị giáo dục sâu sắc cho các thế hệ mai sau. 1. Vị trí lập phòng thờ - tủ thờ hợp phong thủy Từ tâm thức đến cách thức bài trí nhà cửa, người phương Đông nói chung và người Việt Nam nói riêng luôn đặt nơi thờ cúng tại vị trí trang trọng nhất. Trong nhà ở dân gian, bàn thờ cố định tại Trung Cung (khu vực trung tâm của nhà). Bước vào cửa chính có thể gặp bàn thờ và bộ bàn ghế tiếp khách, là một xếp đặt quen thuộc, hài hòa với cấu trúc không gian nhà ở truyền thống vốn có hàng hiên và sân vườn bao bọc chung quanh.
Trong phong thủy, bàn thờ cần phải "tọa cát hướng cát" tức là nằm ở vị trí tốt và nhìn ra hướng tốt so với tuổi của gia chủ. Phía sau bàn thờ cần phải là tường vững chãi, không được dựa vào tường kính hoặc cửa sổ... Việc đặt bàn thờ đối diện cửa ra vào nếu thỏa mãn về phương vị và hướng thì là một cách bố trí tốt về phong thủy. Trong giải pháp thiết kế kiến trúc dành cho những căn nhà phố hiện nay, kiến trúc sư thường bố trí bàn thờ đặt trong một phòng riêng, tầng trên cùng của ngôi nhà (tầng trên cùng thường là tầng thượng - tầng tum gồm: phòng thờ, phòng giặt + sân phơi). Vị trí này không chỉ mang đến sự trang nghiêm, kín đáo, tĩnh lặng… mà còn thuận tiện cho việc cúng ngoài trời, hóa vàng mã trên sân thượng. |
2. Cúng theo nghi thức tâm linh cần những điều gì? Trong truyền thống báo hiếu tổ tiên, việc cúng lễ đúng phương thức chính là cách để đền đáp công ơn trời biển của các đấng sinh thành. Với nghi thức cúng tâm linh, trọng tâm là phải làm sao cho thần thức của người đã khuất được trở về cảnh giới an lạc, đó chính là “âm siêu dương thái”. Để việc cúng lễ được viên mãn thì cần phải đảm bảo một số tiêu chí:
Thứ nhất, tịnh tài, tịnh vật dâng lên cần trong sạch, không cúng tiền giả, vàng mã, không cúng những đồng tiền có nguồn gốc bất lương (như tiền do cá cược, cờ bạc, buôn bán ma túy, trộm cắp, sát sinh...), không cúng đồ giả, đồ cũ, không cúng những phẩm thực tanh hôi có nguồn gốc sát sinh. Vì người đã khuất không còn nữa, do vậy không thể thọ hưởng trực tiếp vào các đồ cúng bằng phạn thực, nên cần phải có những bài thần chú để biến các thức ăn sang dạng Hỷ thực, Hiếu thực. Tiếp theo là cúng phóng sinh nhằm nuôi dưỡng lòng từ bi và nhờ công đức phóng sinh thì có thể tiêu trừ được nghiệp chướng đã gây ra từ quá khứ. Đây là cách hữu hiệu nhất có thể tránh được hoạn nạn cho gia quyến, không nên tin vào cách giải hạn bằng bùa ngải, bởi không ai làm thay mình được, chỉ có tự mình mới có thể giải trừ được tai ách cho mình theo luật Nhân - Quả mà thôi. Nguồn: phụ kiện tủ bếp Thành Đạt |
Phong thủy tục lệ thờ cúng tâm linh của người Việt
Thứ hai, 26/12/2016, 07:58 GMT+7
Người viết : admin