Sắp xếp và bài trí bàn thờ gia tiên ngày Tết chuẩn phong thủy mang lại may mắn cả năm

Thứ hai, 16/01/2017, 11:11 GMT+7
Chia sẻ tin này qua

Tết đến xuân về luôn là dịp chúng ta dành nhiều thời gian hơn cho gia đình, không chỉ với những người đang sống mà còn với những người đã khuất. Đây chính là một nét đẹp trong văn hóa Việt, điển hình là cách bài trí trên bàn thờ gia tiên. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách bài trí bàn thờ gia tiên ngày tết sao cho đúng phong thủy để mang lại may mắn và tài lộc, các bạn cùng tham khảo để áp dụng cho căn nhà của mình nhé!

1.    Bày tỏ lòng hiếu kính bằng cách giữ bàn thờ gia tiên sạch

Bàn thờ là nơi ngự vị của các bậc tiền nhân trong gia đình, việc lau dọn sạch sẽ bàn thờ là công việc trước tiên và được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ. Ngày 23 tháng Chạp, sau lễ cúng “ông Công, ông táo” thì công việc dọn dẹp, trang hoàng bàn thờ được thực hiện. Vì quan niệm rằng đây là thời điểm “thần linh đi vắng”, nên gia chủ tranh thủ sửa sang nơi thờ tự đón Tết, để làm sao cho đến đêm 30 tết, khi các vị thần linh trở về thì mọi việc đã hoàn tất đẹp đẽ.

cung-tao-quan-o-bep-hay-ban-tho-gia-tien

2.    Bài trí bàn thờ gia tiên 

Bàn thờ gia tiên thường được đặt ở vị trí trung tâm và cao nhất trong nhà. Điều này không chỉ để tránh sự va chạm mà còn tránh gió, bụi bặm và côn trùng.
Đối với phong tục truyền thống của người Việt, cách bày bát hương trên bàn thờ thường sẽ bao gồm: 3 bát hương, bát ở giữa lớn nhất, hai bên 2 bát bằng nhau. Theo cổ nhân thì bát giữa là thờ thần linh (Phật), bên trái thờ bà cô ông mãnh (Thần) và bên phải thờ tổ tiên. Ngoài ra, bàn thờ còn có đài nước, hoa, nhang, đèn ở 2 bên.

Ở những gia đình nào có đỉnh đồng thì chúng ta nên đặt bên trong bát hương để khi thắp hương không bị vướng. Ngoài ra, bát hương nên đặt ở chính giữa bàn thờ, sao cho khi thắp hương vừa tầm tay với, bát hương nên kê cao tối thiểu phải từ ngực trở lên, tránh việc để bát hương thấp dưới bụng vì điều này có vẻ thể hiện cho sự bất kính.

3.    Mâm ngũ quả

Đây là phần không thể thiếu trên bàn thờ ngày Tết, với ý nghĩa tượng trưng cho số 5, đại diện cho “ngũ hành” kim – mộc – thủy- hỏa – thổ, đại diện cho “ngũ thường” : Nhân-Nghĩa-Lễ-Trí-Tín”... Người ta sẽ chọn 5 loại trái cây có bố cục và màu sắc hợp lý để bày biện cho đẹp mắt. 

mam-ngu-qua-ngay-tet

Đặc biệt là chuối và bưởi là không thể thiếu vì nó tượng trưng cho vuông-tròn, âm-dương. Tuy là 5 thứ quả, những cũng không nên tùy tiện, các thứ quả được lựa chọn phải tròn trịa, có hương, có sắc. Tránh những thứ quả có gai, có lá sắc để không mang sát khí, hoặc những quả có mùi thơm không thuần phác như dứa, mít, sầu riêng… 
Theo phong tục cổ truyền của người Việt thì bánh chưng, bánh dày là hai thứ tượng trưng cho Trời – Đất, nó cũng là thứ bánh làm bằng lương thực, tượng trưng cho sự no ấm, thịnh vượng, là lễ vật không thể thiếu. Khi bày lễ, chú ý rằng bánh chưng phải để theo cặp (2 chiếc) cho trọn vẹn quan hệ phu - phụ thuận hòa. Ngoài các lễ vật trên, thì sẽ có thêm đĩa trầu cau, chén nước, và các loại bánh trái, vật thực khác.

 

Nguồn: phụ kiện tủ bếp Thành Đạt


Người viết : admin

Báo giá sỉ

Email: minhdatcoltd@yahoo.com

0903908199

Tư vấn

Email: minhdatcoltd@yahoo.com

0903880246

minhdatcoltd@yahoo.com

Bộ phận - Chức vụ : Báo giá sỉ
Họ tên : Ms Thảo
Điện thoại : 0903908199

minhdatcoltd@yahoo.com

Bộ phận - Chức vụ : Tư vấn
Họ tên : Mr Dũng
Điện thoại : 0903880246