Tìm hiểu về các sự cố thường xảy ra trong nhà bạn và cách khắc phục chúng

Thứ hai, 20/02/2017, 08:05 GMT+7
Chia sẻ tin này qua

Hiện nay, không chỉ đồ nội thất trong nhà sau một thời gian sử dụng mới bị hỏng hóc cần phải thay mới, mà ngay cả đối với “phần cứng” của ngôi nhà như kết cấu dầm, cột, hệ tường…. cũng dễ trở nên hư hỏng do tác động của môi trường xung quanh. Vậy làm sao để xử lý những trường hợp như thấm dột trần nhà, tường có vết nứt… hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ cũng như an toàn cho ngôi nhà của bạn? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời.

1.    Thấm dột trần nhà

Trên trần nhà sau một thời gian xây cất, sẽ thấy có nhiều vết rạn chân chim, trần ngả màu ố vàng, bị đọng nước nhỏ giọt xuống dưới, nguyên nhân chủ yếu là do mái hoặc sàn đã cũ, bị nứt, hở hoặc bị đọng nước mưa lâu ngày. Nếu trần chỉ bị ố vàng thì có thể dùng các loại sơn chống thấm có đặc tính khô nhanh trong một hoặc hai giờ. Còn trên những mái nhà bị thấm dột, có thể áp dụng một số biện pháp chống thấm như trám bít các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng bằng hỗn hợp vữa gồm xi măng, cát và chất chống thấm với độ dày ít nhất 1cm, đồng thời kiểm tra các ống thoát nước không cho nước thoát thẳng vào đỉnh, mặt tường hoặc các chỗ nối giữa mái, tường và cửa sổ.

cach-tham-dot-tran-nha

2.    Bề mặt sơn bị bong tróc

Nguyên nhân chủ yếu là do không sử dụng sơn lót. Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác như bề mặt sơn có nhiều bụi, tạp chất làm giảm độ bám dính của sơn (đây là nguyên nhân thường gặp của những loại sơn không có độ bóng và không chùi rửa được), hơi ẩm từ bên trong bức tường, lớp sơn cũ và sơn mới không tương thích.

khac-phuc-be-mat-son-bi-bong-troc


Để xử lý tình trạng này, bạn cần làm sạch bề mặt để loại bỏ bám bụi và những tạp chất, xử lý nguồn nước, hơi ẩm làm ảnh hưởng tới độ ẩm của tường, sử dụng sơn lót phù hợp, sơn nước có thương hiệu và nên chọn những sản phẩm mạnh về độ bóng và chùi rửa được.

3.    Tường nhà bị nứt

Trên thân tường xuất hiện nhiều vết nứt lớn hoặc nhỏ. Thường nứt ở 3 vị trí như sau:
Nứt ở mép tiếp giáp tường: Biện pháp khắc phục là dùng máy cắt tạo rãnh sâu, làm sạch, ẩm và phụt vữa sửa chữa loại đông cứng nhanh bán sẵn và trát lại bằng vữa trát thông thường.
Nứt ở mép tiếp giáp tường -dạ đà: Cột hoặc đục hàng gạch trên cùng ra để xây lại theo đúng quy định.
Nứt ở mép tiếp giáp tường – mặt trên đà: Sau khi đúc đà, sàn các tầng, trước khi xây tường, ở mặt bê tông sẽ xây phải làm thật sạch, đủ ẩm. Phải có một lớp hồ dầu, miết kỹ. Nên xây trước khoảng 3 hàng gạch đinh, độ cứng được chuyển dần từ đà sàn bê tông sang gạch đặc, gạch ống, sẽ hạn chế xuất hiện khe nứt.

Nguồn: phụ kiện tủ bếp Thành Đạt


Người viết : admin

Báo giá sỉ

Email: minhdatcoltd@yahoo.com

0903908199

Tư vấn

Email: minhdatcoltd@yahoo.com

0903880246

minhdatcoltd@yahoo.com

Bộ phận - Chức vụ : Báo giá sỉ
Họ tên : Ms Thảo
Điện thoại : 0903908199

minhdatcoltd@yahoo.com

Bộ phận - Chức vụ : Tư vấn
Họ tên : Mr Dũng
Điện thoại : 0903880246